Nội dung bài viết

Để có một căn nhà hoàn hảo, một tổ ấm thực sự bạn phải có một quy trình thiết kế thi công nhà bài bản. Vậy chi tiết các bước trong quy trình thiết kế thi công công trình xây dựng diễn ra như thế nào? Hãy cùng Kiến Trúc Đông Dương tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

1. Quy trình thiết kế thi công nhà – Quy trình thiết kế nhà

Thiết kế kiến trúc là một công việc cần sự đầu tư kỹ lưỡng, ngay từ khi bắt đầu hình thành ý tưởng đến thi công hoàn thiện. Để làm được việc đó, ngoài việc lựa chọn một đơn vị thiết kế chuyên nghiệp, bạn cũng cần phải nắm rõ quy trình thiết kế thi công nhà. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát được quá trình thiết kế tốt hơn và không mất quá nhiều thời gian trao đổi cách làm việc.

Để đảm bảo quá trình xây dựng công trình, các công ty thiết kế thi công nhà đều phải trải qua quy trình thiết kế công trình xây dựng theo những bước cơ bản sau:

1.1. Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu tư vấn thiết kế nhà

Đây là một bước vô cùng quan trọng mở đầu quy trình thiết kế thi công nhà, quyết định đến 50% sự thành công của bộ hồ sơ thiết kế vì tất cả các thông tin chính đều được ghi nhận trong bước này, các giấy tờ cũng và những thông tin cần thiết bạn phải cung cấp cho nhân viên kinh doanh của công ty thiết kế cần có như sau:

  • Giấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc bản vẽ hiện trạng khu đất sắp xây dựng công trình
  • Liệt kê các yêu cầu về công năng sử dụng, độ tuổi người sử dụng như: Gia đình bạn có bao nhiêu thành viên sinh sống? Nhu cầu của bạn muốn xây dựng mẫu nhà đẹp gồm mấy tầng, mấy phòng? Sở thích của các thành viên ra sao….?
  • Cung cấp thông tin tuổi tác và các thông tin cần thiết khác để kiến trúc sư tư vấn về các lựa chọn phong thủy kiến trúc.
  • Chủ đầu tư có thể đưa yêu cầu về phong cách thiết kế kiến trúc mà mình mong muốn hoặc ủy quyền cho kiến trúc sư tự do sáng tạo theo phong cách phù hợp xu thế chung hiện tại.

Có thể bạn quan tâm:

2. Quy trình thiết kế thi công nhà

1.2. Bước 2: Khảo sát hiện trạng công trình nhà ở

Ở bước tiếp theo trong quy trình thiết kế nhà dân dụng tiêu chuẩn, chuyên viên thiết kế di chuyển tới địa điểm thi công để khảo sát, đo đạc lại kích thước, số liệu thực tế của khu đất theo những thông tin và yêu cầu từ khách hàng. Một số thông số cần chú ý khi khảo sát đất bao gồm tổng diện tích đất cần thiết kế, kiến trúc các công trình xung quanh, và các yêu cầu riêng khác. 

Có được hình ảnh hiện trạng thực tế, đội ngũ kiến trúc sư có chuyên môn sẽ thực hiện tư vấn về phương án thiết kế biệt thự, thiết kế nhà phố, thiết kế nhà vườn … bao gồm bản vẽ mặt bằng, phong cách chủ đạo, màu sắc, kiểu dáng,… sao cho phù hợp với mong muốn ban đầu và ngân sách của chủ đầu tư.

1. Quy trình thiết kế thi công nhà

1.3. Bước 3: Hiệu chỉnh phương án bản vẽ thiết kế và ký kết hợp đồng

Quy trình thiết kế thi công nhà: Hai bên sẽ tiến hành xem xét, đánh giá và điều chỉnh quy trình thiết kế bản vẽ xây dựng nếu có đến khi bạn đồng ý với bố trí và ký duyệt phương án.

Sau khi trao đổi lại quy trình thiết kế nội thất và quy trình thiết kế kỹ thuật, cách lên ý tưởng thiết kế kiến trúc và tiến độ thực hiện các hạng mục, hai bên tiến hành soạn thảo hợp đồng đảm bảo các nội dung: điều kiện pháp lý, hạng mục thiết kế, phạm vi công việc, tiến độ thực hiện và chi phí thực hiện. 

1.4. Bước 4: Thống nhất phương án thiết kế kiến trúc sơ bộ ngôi nhà

Bước thứ tư trong quy trình thiết kế nhà dân dụng, kiến trúc sư sẽ dựa theo phương án ở giai đoạn trước mà tiến hành sáng tạo ra phối cảnh ngoại thất và nội thất theo phong cách đã định hình với chủ đầu tư.

Công ty thiết kế nhà tiến hành triển khai hồ sơ thiết kế sơ bộ (bao gồm bản vẽ sơ bộ và phương án phối cảnh mặt bằng 2D) trong thời gian 2 – 3 ngày tùy theo quy mô và tính chất công trình. 

Khi khách hàng đã ưng phương án sơ bộ 2D sẽ tiến tới ký kết hợp đồng thiết kế có dấu đỏ và chữ ký của người đại diện, đồng thời nhận được phương án mặt bằng 2D cuối theo đúng quy trình thủ tục thiết kế.

9. Quy trình thiết kế thi công nhà

1.5. Bước 5: Duyệt phương án dựng cảnh 3D ngôi nhà

Đây là bước tạo hình quan trọng trong quy trình thiết kế nhà ở, xây dựng và hoàn thiện sau này. Đội ngũ kiến trúc sư sẽ tiến hành thiết kế 3D sau đó gửi cho chủ đầu tư. Chủ đầu tư sẽ được gửi hình ảnh minh hoạ ý tưởng 3D bao gồm: 

  • Thuyết minh phương án mặt bằng các tầng (phòng khách, phòng ngủ, …)
  • Chi tiết hình ảnh đồ nội thất trong phòng cụ thể hoá đường nét, họa tiết, độ dày mỏng, cao thấp,… ( 2 – 3 góc nhìn chính phụ)
  • Chi tiết màu sắc, cách phối màu vật liệu, nền, tường,… trong không gian thiết kế
  • Chi tiết vật liệu được sử dụng khi thiết kế,… 

Khách hàng kiểm tra và đánh giá thiết kế 3D, chỗ nào phù hợp và chỗ nào chưa phù hợp, cho ý kiến để kiến trúc sư hiệu chỉnh. Để thực hiện bước tiếp theo trong quy trình đầy đủ quy định các bước thiết kế nhà ở.

7. Quy trình thiết kế thi công nhà

1.6. Bước 6: Triển khai hồ sơ chi tiết kỹ thuật 

Sau khi hai bên đã ký duyệt phương án bản vẽ 3D, chuyển sang bước tiếp theo trong tiến trình các bước thiết kế nhà đó là triển khai hồ sơ kỹ thuật.

  • Triển khai toàn bộ bản vẽ kết cấu, bản vẽ kỹ thuật theo những phương án cơ sở ban đầu và phối cảnh 3D mà bạn đã ký duyệt.
  • Triển khai toàn bộ bản vẽ nội thất cho từng tầng, từng phòng, mặt đứng mặt cắt theo các hướng nhìn cho từng khu vực và trình khách hàng kiểm tra.

1.7. Bước 7: Tư vấn các thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở

Từ phương án bản vẽ thiết kế sơ bộ, khách hàng cung cấp bản sao các văn bản pháp lý có liên quan để công ty thiết kế thi công lập Hồ sơ xin phép xây dựng, hoàn thiện các bước để thiết kế 1 ngôi nhà, bao gồm: hồ sơ bản vẽ sơ bộ, hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công và hồ sơ bản vẽ xin phép xây dựng.

Triển khai hồ sơ chi tiết về thiết kế kỹ thuật theo đúng quy trình thiết kế kỹ thuật bao gồm: Bản vẽ kiến trúc công trình; bản vẽ chi tiết nội thất; bản vẽ kết cấu điện – nước; bản vẽ phối cảnh nội thất; phối cảnh và chi tiết tiểu cảnh sân vườn (nếu có).

Thời gian thiết kế bản vẽ kỹ thuật và lập dự toán thi công dao động từ 20 đến 30 ngày tuỳ quy mô và tính chất công trình. 

Sau khi thực hiện thủ tục xin giấy phép xây dựng, Công trình được cấp giấy phép xây dựng thành công cần tiến hành dự toán chi phí thực hiện thi công và thiết kế nhà dân dụng để khách hàng chuẩn bị được ngân sách cụ thể. 

6. Quy trình thiết kế thi công nhà

1.8. Bước 8: Kiểm duyệt phương án thiết kế nhà

Kiến trúc sư trong giai đoạn này của quy trình thiết kế thi công nhà dân dụng cung cấp chi tiết toàn bộ phương pháp thiết kế kiến trúc theo căn cứ số liệu khảo sát thực tế và yêu cầu của khách hàng. 

Bàn giao bản thiết kế chi tiết giúp chủ công trình hình dung được toàn bộ căn nhà từ trong ra ngoài, từng phòng, từng tầng sau khi hoàn thiện sẽ thế nào. Kiến trúc sư thực hiện chỉnh sửa và gửi lại phương án thiết kế tối ưu nhất sau khi tiếp nhận ý kiến đóng góp của khách hàng.

1.9. Bước 9: Quy trình thiết kế thi công nhà – Bàn giao hồ sơ thiết kế

Đến đây công việc trong quy trình thiết kế nhà gần như đã hoàn thành. Công ty thiết kế tiến hành xuất hồ sơ dưới dạng bản in A3, đóng thành tập và có chữ ký của công ty để bàn giao cho khách hàng. Bộ hồ sơ bàn giao sẽ gồm có bản vẽ triển khai chi tiết kỹ thuật nội thất, hình dựng 3D, dự toán chi phí vật tư, thiết bị, bản vẽ phối cảnh 2D, bản vẽ bố trí điện – nước, đề nghị thanh toán hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hồ sơ dự toán và đơn giá thực tế các hạng mục. 

5. Quy trình thiết kế thi công nhà

2. Quy trình thiết kế thi công nhà – Quy trình thi công nhà

Để sở hữu được một căn nhà đẹp đầy đủ tiện nghi, phù hợp với sở thích của mỗi gia chủ là điều không dễ dàng. Vậy khi thi công cần lưu ý những gì? Hãy cùng Kiến Trúc Đông Dương điểm qua một số bước cơ bản khi triển khai thi công để quá trình thiết kế thi công nhà làm sao tối ưu nhất nhé!

4.1. Quy trình thiết kế thi công nhà – Nhận bàn giao mặt bằng

Sau giai đoạn thiết kế sẽ bước sang bước thi công nhà, các kiến trúc sư và kỹ sư của công ty xây dựng chuyên nghiệp cần phải nắm bắt được tính chất, thông số kỹ thuật công trình. Khi đó, cần phải:

  • Tiến hành khảo sát mặt bằng đo đạc, kiểm tra và đánh giá tình trạng của mặt bằng.
  • Đối chiếu và xem xét bản vẽ kỹ thuật của dự án để hiểu rõ về thiết kế và các yêu cầu kỹ thuật.
  • Liên hệ và thảo luận với nhóm thiết kế để hiểu rõ về thiết kế, mục tiêu và yêu cầu kỹ thuật của dự án.
  • Liên hệ với chủ đầu tư để thông báo về quá trình chuẩn bị thi công, đảm bảo rằng cả hai bên đồng ý về các yêu cầu kỹ thuật, thời gian cho quá trình thi công.
  • Chụp lại hiện trạng mặt bằng.

10. Quy trình thiết kế thi công nhà

4.2. Quy trình thiết kế thi công nhà – Thông báo cho các hộ dân xung quanh

Trước khi bắt đầu quá trình thi công biệt thự, thi công nhà liền kề …Đơn vị thi công sẽ thông báo cho các hộ dân sống trong khu vực xung quanh về dự án xây dựng mà công ty sắp triển khai. Thông báo này có thể được tiến hành bằng nhiều hình thức. Cần làm như vậy vì trong quá  trình thi công không tránh được sự cố ảnh hưởng tới các hộ gia đình xung quanh như tiếng ồn, bụi bặm hoặc lưu lượng giao thông có thể xảy ra trong quá trình thi công.

4.3. Quy trình thiết kế thi công nhà – Làm lễ động thổ trước khi thi công

Cúng động thổ là tín ngưỡng rất quan trọng đối với người Việt Nam ta trước khi xây dựng. Việc cúng động thổ được Kiến Trúc Đông Dương thực hiện với mong muốn công trình diễn ra thuận lợi, suôn sẻ và sẽ mang đến nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ. Vì vậy, Kiến Trúc Đông Dương có mâm cúng động thổ được chuẩn bị đầy đủ, tỉ mỉ và nén hương trước khi tiến hành thi công.

4.4. Quy trình thiết kế thi công nhà – Chuẩn bị thi công

  • Đánh giá công trình: việc này giúp xác định các yếu tố địa hình, đặc điểm đất, môi trường xung quanh và các rào cản tiềm năng có thể ảnh hưởng đến quá trình thi công.
  • Xử lý các thủ tục pháp lý của khu đất xây dựng như lấy giấy phép xây dựng, các giấy tờ liên quan đến quy định về an toàn xây dựng.
  • Chuẩn bị tập kết vật tư: điều này đảm bảo có sẵn các thiết bị và công cụ cần thiết để tiến hành xây dựng.

3. Quy trình thiết kế thi công nhà

4.5. Thi công phần móng bằng phương pháp ép cọc bê tông cốt thép

  • Ép cọc thử: việc này được tiến hàng để đánh giá tình trạng đất và giúp đưa ra quyết định về số lượng và vị trí của cọc bê tông cốt thép.
  • Tiến hành ép cọc đại trà: Bắt đầu khoan lỗ trước khi đặt cọc bê tông cốt thép vào. Sau đó, cọc được đúc bằng bê tông và cốt thép, đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ giữa cọc và móng.
  • Nghiệm thu giai đoạn ép cọc: tiến hành kiểm tra cuối cùng để đảm bảo tính ổn định và chất lượng của cọc.

4.6. Thi công móng bê tông và công trình ngầm

  • Đào đất hố móng với kích thước và độ sâu phù hợp theo yêu cầu kỹ thuật. Đồng thời, đảm bảo hố móng đủ rộng và sâu để chứa móng bê tông.
  • Sau khi đào hố móng, tiến hành đổ bê tông lót lên đáy hố móng để tạo nền móng vững chắc.
  • Tiếp theo, thực hiện đổ bê tông móng vào khuôn mẫu để đạt được kích thước và hình dạng theo yêu cầu.
  • Khi bê tông móng đã đủ khả năng chịu tải, xây tường móng xung quanh bằng cách đặt viên gạch hoặc sử dụng các tấm khuôn mẫu
  • Sau khi tường móng đã hoàn thành, tiến hành đổ bê tông giằng. Bê tông giằng có chức năng chống thấm và tăng tính cơ địa cho công trình ngầm.
  • Tiếp theo, thi công các hạng mục, bộ phận ngầm như bể phốt, hố ga, bể ngầm và các hệ thống cấp thoát nước khác.
  • Cuối cùng, sau khi hoàn thành thi công móng bê tông và công trình ngầm, tiến hành nghiệm thu để đảm bảo rằng công trình đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật.

Kiến Trúc Đông Dương luôn tiến hành quy trình thiết kế thi công nhà đúng trình tự, kiểm tra, nghiệm thu móng đảm bảo ổn định, chắc chắn trước khi tiến hành phần thân.

4.7. Quy trình thiết kế thi công nhà – Thi công phần thân

Phần thân bao gồm hệ thống khung bê tông cốt thép, sàn và tường. Các công việc chung cần tiến hành là xác định mốc thuận thi công, lắp cốt thép, đổ bê tông… Quá trình thi công biệt thự diễn ra tương tự nhau tuần tự từ tầng một đến mái.

Quá trình thi công phần thân được các kỹ sư Kiến Trúc Đông Dương thực hiện với sự chính xác và kỹ thuật cao để đảm bảo cấu trúc công trình chắc chắn và an toàn. Việc sử dụng kỹ thuật thủ công và tiến độ thi công giúp đảm bảo rằng công trình được hoàn thiện theo đúng nguyên tắc và yêu cầu của thi công.

4.8. Quy trình thiết kế thi công nhà – Thi công phần mái

Bước tiếp theo trong công trình thi công là phần mái. Đây là một giai đoạn quan trọng trong quy trình xây dựng. Các đầu công việc được tiến hành như xây dựng khung mái, lắp đặt vật liệu mái,… Các công việc trên được thực hiện dưới sự giám sát và điều phối của các kiến trúc sư và kỹ sư dày dặn kinh nghiệm của Kiến Trúc Đông Dương để đảm bảo rằng quá trình xây dựng diễn ra một cách chính xác và đúng với mục tiêu khi thiết kế. 

4. Quy trình thiết kế thi công nhà

4.9. Quy trình thiết kế thi công nhà – Thi công hoàn thiện

Trong giai đoạn thi công hoàn thiện, các công việc trát trần, tường, lát nền và sơn phủ bề mặt luôn được những tay thợ lành nghề của Kiến Trúc Đông Dương thực hiện theo nguyên tắc từ trong ra ngoài và từ trên xuống dưới. Cụ thể như sau:

  • Trát trần, tường: Trước tiên, tiến hành công việc trát trần để tạo bề mặt phẳng và trơn tru. Sau đó, tiến hành trát tường để tạo bề mặt mịn và đồng đều trên tường. Sau khi trát trần và tường, tiến hành gia công và hoàn thiện bề mặt theo yêu cầu thiết kế, bao gồm việc đánh bóng, sơn hoặc trang trí tường theo ý thích của chủ nhà.
  • Lát, láng nền và sàn: Tiếp theo, tiến hành công việc lát và láng nền, sàn trong các không gian trong nhà. Đầu tiên, thực hiện công việc chuẩn bị nền bằng việc làm sạch, phẳng và ổn định bề mặt. Sau đó, tiến hành lát gạch, đá hoặc các vật liệu lát nền khác trên bề mặt đã chuẩn bị. Công việc láng nền bao gồm việc trám và làm phẳng bề mặt lát nền để tạo ra một bề mặt mịn và đồng đều. Tiếp theo, tiến hành lát sàn trong các phòng và khu vực theo yêu cầu của thiết kế.
  • Sơn phủ bề mặt: Trước khi tiến hành công việc sơn phủ bề mặt, cần chuẩn bị làm sạch bề mặt. Sau đó, tiến hành sơn phủ bề mặt bằng cách sử dụng các loại sơn phù hợp với từng vị trí và mục đích sử dụng. Công việc sơn phủ bề mặt giúp bảo vệ và tăng tính thẩm mỹ cho các bề mặt trong không gian sông.

4.10. Quy trình thiết kế thi công nhà – Tổng vệ sinh công trình 

Sau mỗi một giai đoạn thi công, chúng tôi đều tiến hành dọn vệ sinh cơ bản để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo. Việc giúp tạo môi trường làm việc sạch sẽ và an toàn và đảm bảo tiến trình thi công được diễn ra một cách hiệu quả. Đây là một phần quan trọng trong khâu quản lý công trình và chất lượng xây dựng của Kiến Trúc Đông Dương.

4.11. Quy trình thiết kế thi công nhà – Hoàn thành bàn giao 

Cần chuẩn bị hồ sơ bàn giao các hạng mục thi công đã ghi trên hợp đồng. Đặc biệt với các khách hàng là người nước ngoài thì phải chuẩn bị các hồ sơ bằng tiếng nước ngoài.

Cùng khách hàng xem xét các hồ sơ bàn giao và giải đáp thắc mắc của khách hàng.

Nếu khách hàng không còn thắc mắc gì về công trình thì tiến hành ký biên bản nghiệm thu để bàn giao công trình.

Trên đây là toàn bộ quy trình thiết kế thi công nhà tại Kiến Trúc Đông Dương – Công ty thiết kế nhà tại Hà Nội. Nếu bạn có nhu cầu thiết kế thi công xây dựng trọn gói hay  thiết kế thi công cải tạo nhà hãy đến với Kiến Trúc Đông Dương. Chúng tôi cam kết mọi công việc diễn ra trong quy trình thiết kế thi công nhà sẽ được quản lý, giám sát và hướng dẫn một cách kỹ lưỡng. Mang đến niềm tin và sự hài lòng tuyệt đối cho gia chủ.

Tham khảo các dự án tiêu biểu của Kiến Trúc Đông Dương tại:

3. Thông tin liên hệ Kiến Trúc Đông Dương

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC NỘI THẤT ĐÔNG DƯƠNG

  • Địa chỉ: HA9-70, Đường Hải Âu 9, KĐT Vinhome OCean Park 2, Văn Giang, Hưng Yên
  • Hotline: 098.1243.588 
  • Website: https://kientrucdongduong.com

Liên hệ tư vấn thiết kế - Xây dựng trọn gói nhà đẹp

Email: lienhe@kientrucdongduong.com

Hotline tư vấn

Xem thêm bài viết khác
BẢNG GIÁ DỊCH VỤ
CẬP NHẬT TIN TỨC
dịch vụ thiết kế thi công trọn gói
Đăng ký tư vấn báo giá
Vui lòng điền thông tin chi tiết để chúng tôi tư vấn cho bạn
Scroll to Top