Nội dung bài viết

Những ngôi nhà phố sau khoảng thời gian dài sử dụng sẽ xuất hiện tình trạng xuống cấp và trở nên lỗi thời. Thi công cải tạo nhà phố cũ là một trong những lựa chọn của gia chủ nhằm nâng cấp chất lượng và cải thiện tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Để có thể làm tốt việc cải tạo nhà cũ, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Kiến Trúc Đông Dương để có thêm kinh nghiệm hữu ích thực hiện các dự án cải tạo chất lượng và tiết kiệm chi phí.

1. Thi công cải tạo nhà phố – Kinh nghiệm cải tạo kết cấu nhà phố

Kết cấu là tập hợp các bộ phận của nhà hoặc công trình có liên hệ với nhau. Làm nhiệm vụ tiếp nhận, phân bố và chuyển tải trọng đứng và ngang cho căn nhà. Kết cấu xây dựng nhà ở là một hệ thống các bộ phận chịu lực chính của ngôi nhà, bao gồm: móng, cột, dầm, sàn, mái, tường, cầu thang…Thi công cải tạo nhà phố, cải tạo kết cấu nhà phố thường xảy ra khi chủ nhà muốn thay đổi công năng sử dụng của ngôi nhà cũ như các hoạt động: Cơi nới mở rộng diện tích, sửa nhà nâng tầng,… Mục tiêu là gia cố công trình để đảm bảo và giúp quá trình sinh hoạt thuận tiện hơn.

Sau đây là những kinh nghiệm cải tạo nhà nếu ngôi nhà cải tạo của bạn có can thiệp đến các hạng mục kết cấu:

1.1. Thi công cải tạo nhà phố – Chú ý kiểm tra khả năng chịu lực của công trình

Khi bạn quyết định cải tạo sửa chữa nhà có tác động đến kết cấu, việc làm cần thiết trước tiên là bạn nên kiểm tra kết cấu chịu lực của ngôi nhà có còn vững chãi không. Công việc nayd có vai trò rất quan trọng khi thi công cải tạo nhà phố. Nên bạn không nên tự mình kiểm tra kết cấu chịu lực của ngôi nhà mà phải nhờ đến công ty cải tạo nhà  chuyên nghiệp. Thông qua quá trình này, Đơn vị thi công có thể tính toán được phương án thi công cải tạo nhà phố phù hợp, tránh tình trạng sụt lún nền. 

Ngoài ra, bạn cũng cần cần kiểm tra khả năng chịu lực thường xuyên trong suốt quá trình thi công cải tạo nhà phố để đảm bảo tính toán ban đầu là chính xác và có thể kịp thời khắc phục nếu phát sinh vấn đề.

2. Thi công cải tạo nhà phố -kientrucdongduong.com

1.2. Thi công cải tạo nhà phố – Nương theo thiết kế ban đầu

Khi thi công cải tạo nhà phố, nên tận dụng triệt để thiết kế kiến trúc ban đầu, tránh việc phá bỏ hay thay đổi bố cục phòng ốc nếu không có một mục đích cụ thể. Điều này sẽ giúp tối ưu chi phí và giảm tải các hạng mục thi công.

Đặc biệt, trong quá trình thi công cải tạo nhà, chủ nhà nên giữ nguyên vị trí bếp và nhà vệ sinh bởi hai công trình phụ này có liên quan mật thiết đến hệ thống kỹ thuật của tòa nhà như hệ thống dây điện, cấp thoát nước, bể ngầm… Chỉ cần một thay đổi nhỏ cũng có thể gây ra sự bất đồng bộ trong cả căn nhà và kéo theo rất nhiều vấn đề khác phải xử lý gây phát sinh nhiều chi phí.

1.3. Thi công cải tạo nhà phố ưu tiên sử dụng vật liệu nhẹ

Khi cải tạo nhà nâng tầng hoặc cơi nới diện tích căn nhà, bạn nên ưu tiên lựa chọn các vật liệu nhẹ nhưng vẫn đảm bảo độ bền cao để giảm tải áp lực cho nền móng và hệ thống cột trụ. Bạn nên tham khảo vật liệu từ các nhà cung ứng uy tín và đối chiếu với nhau để tìm ra lựa chọn tốt nhất – vừa nhẹ bền lại có giá thành hợp lý.

Một vài gợi ý vật liệu nhẹ mà Kiến Trúc Đông Dương áp dụng, bạn có thể tham khảo:

  • Đối với các bức tường ngăn phòng: Có thể lựa chọn thạch cao vì đây là vật liệu nhẹ và rất dễ thi công, có thể đi hệ thống điện nước âm tường đảm bảo thẩm mỹ cho ngôi nhà. Kết cấu khung thép đảm bảo độ chắc chắn. Tường thạch cao cũng có khả năng chống cháy, chống ồn và có tuổi thọ tương đối cao.
  •  Đối với hệ thống tường bao: Gạch nhẹ không nung hoặc gạch bê tông siêu nhẹ là sự lựa chọn hợp lý bởi hai loại gạch này có cường độ nén tốt, đảm bảo sự vững chãi cho công trình. Chúng cũng có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt cùng khả năng chống cháy hiệu quả.

6. Thi công cải tạo nhà phố -kientrucdongduong.com

1.4. Không được phép di chuyển các bức tường chịu lực

Các bức tường chịu lực đóng vai trò nâng đỡ tải trọng, giúp kết cấu nhà ổn định và cân bằng. Việc chủ nhà tự ý phá bỏ các bức tường chịu lực có thể gây ra những hậu quả như: nghiêng nhà, sụt lún thậm chí là sập nhà.

1.5. Thi công cải tạo nhà phố – Không tháo dỡ kết cấu bê tông cốt thép 

Các kết cấu bê tông cốt thép là phần mà chủ nhà không nên thay đổi. Lý do là nó được thiết kế như là hệ khung xương chịu lực chính của công trình. Nếu thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến tính ổn định và khả năng chịu tải của sàn nhà và khiến tổng thể kết cấu của ngôi nhà yếu hơn.

1.6. Thi công cải tạo nhà phố – Không gỡ bỏ trụ cột của ngôi nhà phố

Cột trụ là một trong những bộ phận quan trọng nhất của ngôi nhà phố, được thiết kế để chịu được các lực tác động từ trên xuống và nâng đỡ toàn bộ công trình. Cột trụ thường được đặt trên nền móng và kết nối vững chắc với móng, tạo thành một thể thống nhất chống đỡ công trình. Do đó, đây là bộ phận chịu lực chủ yếu của công trình.

Vì lý do này, khi thi công cải tạo nhà phố không nên tháo dỡ các cột trụ ngôi nhà nếu không có sự tham khảo ý kiến kỹ lưỡng từ các kiến trúc sư. Việc mất cột trụ chống có thể gây ra hiện tượng sụt lún cho các tầng trên, tiềm ẩn những rủi ro nghiêng nhà, sập nhà dù kết cấu bê tông cốt thép có vững chãi đến đâu.

4. Thi công cải tạo nhà phố -kientrucdongduong.com

1.7. Cần cân nhắc kỹ việc thay trần và sàn nhà

Thay thế hay sửa chữa trần và sàn nhà có thể biến không gian nhà cũ thay đổi ngoạn mục. Tuy nhiên, đây đều là hạng mục tiêu tốn khá nhiều chi phí trong quá trình thi công cải tạo nhà phố. Do đó, nếu ngân sách dành cho việc cải tạo của chủ nhà eo hẹp, chủ nhà nên cân nhắc thật kỹ.

Nếu ngôi nhà có nền đá hay gỗ cũ nhưng vẫn còn chắc chắn, chủ nhà hoàn toàn có thể giữ lại và làm mới nền nhà. Phương án tiết kiệm và tối ưu nhất là láng lại nền nhà và ốp lại gạch mới. Chủ nhà lưu ý nên thuê người thợ có tay nghề cứng để đảm bảo nền nhà không bị sụt lún sau khi lát gạch mới.

Tương tự, nếu trần nhà không bị thấm dột hay bị nứt thì không nên phá bỏ hay tác động quá nhiều. Bạn có thể sơn trần đồng bộ với màu sắc của ngôi nhà để làm mới không gian sống.

1.8. Đừng quên kiểm tra hệ thống điện – nước

Bạn nên chú ý kiểm tra kỹ càng cả hệ thống điện và nước trong ngôi nhà phố:

  • Kiểm tra hệ thống điện: Chủ nhà cần lập kiểm tra toàn bộ hệ thống điện trong nhà, có đường dây nào đã bị hư hại, đường dây nào cần thêm. Ngoài ra, chủ nhà cũng nên lập kế hoạch bố trí đầy đủ ổ cắm điện sao cho ăn khớp với các thiết bị điện và hệ thống chiếu sáng trong nhà.
  • Hệ thống cấp – thoát nước: Đối với các ngôi nhà phố lâu năm, việc kiểm tra đường ống cũ là rất quan trọng để phát hiện và xử lý các vấn đề về rò rỉ hay hư hỏng. Đường ống cần đảm bảo có độ dốc hợp lý để nước có thể chảy dễ dàng và nhanh chóng. Một lưu ý khác với chủ nhà là khi cải tạo nhà cũng nên thực hiện thông ống để đảm bảo tốc độ thoát nước tốt nhất.

3. Thi công cải tạo nhà phố -kientrucdongduong.com

1.9. Thi công cải tạo nhà phố – Chú ý vấn đề cách âm

Vấn đề cách âm thường không được coi trọng đúng mức trong quá trình sửa chữa nhà . Tuy nhiên, với những thiết kế nhà ống, đặc biệt là những ngôi nhà nằm trên các tuyến đường đông đúc và ồn ào, tiếng ồn từ xe cộ có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và sinh hoạt của gia đình.

Do đó, khi thi công cải tạo nhà phố, bạn nên xem xét các giải pháp cách âm hiệu quả cho toàn bộ hoặc cho phòng ngủ của ngôi nhà: lựa chọn các vật liệu tường cách âm, cửa sổ chống ồn, rèm cửa dày,… để giảm thiểu tiếng ồn và tạo không gian yên tĩnh cho gia đình.

1.10. Cải tạo đón ánh sáng tự nhiên

Để khắc phục tình trạng thiếu ánh sáng tự nhiên của các căn nhà phố cũ, đặc biệt là những căn nằm sâu trong hẻm, chủ nhà có thể áp dụng một số giải pháp như:

  • Thiết kế nhà phố có giếng trời giúp lấy sáng nhiều nhất có thể và tạo không gian thông thoáng cho ngôi nhà. 
  • Sử dụng vật liệu tụ sáng tốt: Vật liệu tụ sáng tốt như kính, gương, thép không gỉ… có thể khúc xạ ánh sáng, đánh lừa thị giác giúp không gian như được nới rộng ra.
  • Bố trí thêm hệ thống cửa sổ rộng : Ở các vị trí có thể để đón ánh sáng và gió vào nhà. Trường hợp cần mở thêm cửa sổ trên vách tường cũ, chủ nhà cần kiểm tra xem đơn vị thi công có đổ lanh tô chịu lực không. Khi mở ô cửa sổ, nên sử dụng máy cắt tường, tránh sử dụng đục với lực quá mạnh làm hỏng cả bức tường.

7. Thi công cải tạo nhà phố -kientrucdongduong.com

1.11. Xin giấy phép cải tạo nhà phố

Theo quy định của pháp luật, chủ nhà phải Xin giấy phép sửa nhà khi các hạng mục cải tạo ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực, công năng sử dụng, môi trường và an toàn lao động. Việc xin giấy phép sửa chữa, cải tạo là trách nhiệm của chủ nhà và là điều kiện để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của chủ nhà trong quá trình sử dụng ngôi nhà.

Thủ tục xin giấy phép xây dựng là điều bắt buộc đối với dự án cải tạo, đặc biệt là với các dự án sửa chữa nâng tầng nhà cũ. Nếu chủ nhà đang có ý định nâng tầng nhà phố, hãy chú ý ngay từ bước kiểm tra hiện trạng, hiểu rõ kết cấu nhà, đồng thời nắm được các lưu ý về thủ tục giấy phép, chi phí cải tạo.

1. Thi công cải tạo nhà phố -kientrucdongduong.com

2. Thi công cải tạo nhà phố – Kinh nghiệm cải tạo nội thất nhà phố

Bên cạnh những Kinh nghiệm cải tạo nhà cũ phần kết cấu, Những kinh nghiệm cải tạo nội thất nhà phố sau đây giúp bạn đảm bảo không gian sống mới hài hoà, đáp ứng tốt yêu cầu thẩm mỹ và công năng.

2.1. Cần đảm bảo tính thống nhất trong không gian

Tính thống nhất đảm bảo một không gian liền mạch và mang tính liên kết. Bạn nên lựa chọn các món nội thất chính trong nhà theo một nguyên tắc chung về chất liệu, kiểu dáng, màu sắc.

Chẳng hạn như bạn Thiết kế cải tạo nhà cũ, thiết kế nội thất nhà cũ theo phong cách hiện đại thì mọi đồi nội thất của phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp… cũng phải lựa chọn theo phong cách này nhằm đảm bảo tính thống nhất và thẩm mỹ cho không gian nhà phố.

2.2. Đảm bảo nguyên tắc hài hoà khi bài trí nội thất

Không gian sống hài hoà được tạo nên bởi sự cân bằng màu sắc, ánh sáng và cách bài trí bố cục. Khi cải tạo nhà phố, chủ nhà nên ứng dụng nguyên tắc này như sau:

  • Hạn chế sử dụng quá nhiều về màu sắc: Trong một không gian, chủ nhà chỉ nên có tối đa 3 màu sắc. Sự thay đổi màu sắc quá nhiều dẫn đến sự rối mắt, làm không gian trở nên loè loẹt, mất cân đối.
  • Bài trí nội thất hợp lý: Trong không gian nhà phố, việc nội thất được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng đảm bảo không gian sống thoáng đãng, tránh sự bí bách và ngột ngạt. Với nhà phố nhỏ, nội thất nên thiết kế theo các phong cách hiện đại hoặc tối giản để tiết kiệm không gian, tối ưu diện tích sử dụng.
  • Nên sắp xếp nội thất chính trước: Bạn nên sắp xếp nội thất chính trước từ đó dựa vào đó để phân bổ các món nội thất xung quanh một cách hài hoà và hợp lý nhất.

5. Thi công nội thất nhà phố -kientrucdongduong.com

2.3. Thi công cải tạo nhà phố – Tận dụng nội thất cũ

Thi công cải tạo nhà phố, Làm mới không gian sống không có nghĩa là thay mới tất cả mọi thứ. Bạn có thể cân nhắc tận dụng lại các món nội thất cũ, có thể sơn lại, trang trí lại hoặc thay đổi chức năng của chúng để phù hợp với phong cách mới. Đây vừa là cách giảm thiểu chi phí cho bạn, đồng thời những món đồ cũ sẽ được tái sử dụng hoặc sửa chữa để hữu ích cho không gian sống của gia đình.

2.4. Thi công cải tạo nhà phố – Sử dụng nội thất thông minh

Nội thất thông minh là các món đồ được tích hợp nhiều công năng trên 1 sản phẩm. Với đặc điểm diện tích không quá rộng, việc thi công cải tạo nhà phố sử dụng nội thất thông minh là giải pháp hoàn hảo để tối ưu hoá không gian sống.  

2.5. Tạo không gian xanh cho căn nhà

Tạo không gian xanh cho căn nhà là một cách hiệu quả để nâng cao chất lượng sống trong môi trường đô thị. Không chỉ giúp cải thiện không khí, giảm nhiệt độ, tăng sinh khí, cây xanh còn mang lại vẻ đẹp và sự thư giãn cho người sống trong nhà.

Để cải tạo không gian xanh cho căn nhà phố , bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau:

  • Bố trí không gian xanh ở mặt tiền nhà phố: Bạn có thể trồng cây leo, treo chậu hoa, hoặc sử dụng các loại cây cảnh nhỏ để tạo điểm nhấn cho mặt tiền nhà. Điều này không chỉ làm tăng tính thẩm mỹ, mà còn tạo cảm giác mát mẻ và dễ chịu cho người đi đường.
  • Thiết kế cảnh quan sân vườn: Nếu bạn có sân trước hoặc sân sau nhà, bạn có thể tận dụng để bố trí các loại cây xanh, hoa lá, đá cuội, hồ nước, hay các vật dụng trang trí khác để tạo nên một không gian xanh đẹp mắt và hài hòa. Bạn cũng có thể thiết kế sân vườn theo phong cách của riêng bạn, phù hợp với diện tích và sở thích của gia đình.
  • Sân vườn trên sân thượng: Nếu bạn có sân thượng rộng rãi, bạn có thể biến nó thành một khu vườn xanh yêu thích bằng cách trồng rau củ quả, hoặc các loại cây cảnh đẹp mắt. Bạn cũng có thể bố trí các bàn ghế, ô dù, hay đèn trang trí để tạo nên một không gian nghỉ ngơi và thư giãn lý tưởng.
  • Đưa cây xanh vào không gian nội thất: Chủ nhà có thể chọn các loại cây xanh phù hợp để trang trí trong nhà, như cây trầu bà, cây lưỡi hổ, cây thanh long, hoặc các loại hoa đẹp và thơm.

Có thể bạn quan tâm: Thiết kế nhà phố có sân vườn

Bài viết trên đây của Kiến Trúc Đông Dương đã cung cấp cho bạn kinh nghiệm thi công cải tạo nhà phố hữu ích. Nếu bạn gặp bất cứ vấn đề nào trong quá trình lựa chọn đơn vị cải tạo nhà cũ hay dịch vụ cải tạo nhà trọn gói đừng chần chừ mà liên hệ ngay với Kiến Trúc Đông Dương. Đội ngũ chuyên viên Kiến Trúc Đông Dương hân hạnh đồng hành cùng bạn kiến tạo ngôi nhà mơ ước với sự tận tâm và trách nhiệm cao nhất!

3. Thông tin liên hệ Kiến Trúc Đông Dương

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC NỘI THẤT ĐÔNG DƯƠNG

  • Địa chỉ: HA9-70, Đường Hải Âu 9, KĐT Vinhome OCean Park 2, Văn Giang, Hưng Yên
  • Hotline: 098.1243.588 
  • Website: https://kientrucdongduong.com

Liên hệ tư vấn thiết kế - Xây dựng trọn gói nhà đẹp

Email: lienhe@kientrucdongduong.com

Hotline tư vấn

Xem thêm bài viết khác
BẢNG GIÁ DỊCH VỤ
CẬP NHẬT TIN TỨC
dịch vụ thiết kế thi công trọn gói
Đăng ký tư vấn báo giá
Vui lòng điền thông tin chi tiết để chúng tôi tư vấn cho bạn
Scroll to Top